9 Bước Quy Trình Kỹ Thuật Khoan Cọc Nhồi Cơ Bản
khoancocnhoiquanvuong
Thứ Năm, 23 Tháng Hai 2023
9 bước quy trình kỹ thuật khoan cọc nhồi cơ bản
Khoan cọc nhồi là một công nghệ hiện đại và phức tạp. Dưới đây là toàn bộ quy trình 9 bước kỹ thuật khoan cọc nhồi, đảm bảo sự chuyên nghiệp và mang đến cho công trình đạt chất lượng cao nhất.
Quá trình thi công kỹ thuật khoan cọc nhồi cần đảm bảo đúng theo yêu cầu thiết kế
Bước 1: Định vị tim mốc - bước quan trọng đầu tiên trong kỹ thuật khoan cọc nhồi
Định vị tim mốc là bước quan trọng đầu tiên trước khi thi công và tiến hành ngay khi được bàn giao mặt bằng. Người ta phải xác định được toàn bộ vị trí của cọc, tim, cũng như vị trí chính các của các giao điểm, các trục và đánh dấu lại để thuận tiện trong quá trình thi công.
Bước 2: Ép ống vách (casing) - Bước nhằm giữ vững thành vách trong kỹ thuật khoan cọc nhồi
Sau khi định vị được tim cọc, người ta sẽ ép ống vách xuống vị trí cần khoan (nếu là phương pháp khoan cọc nhồi có sử dụng ống vách) bằng máy ép rung. Máy rung sẽ kẹp chặt vào miệng ống, sử dụng lực đẩy và rụng mạnh tử từ cắt đất và hạ xuống. Ống vách giúp giữ thành hố khoan để đất không bị đổ sụp xuống. Ống vách sau khi hạ sẽ được nghiệm thu tim, độ thẳng đứng, cao độ trước khi tiến hành khoan.
Bước 3: Khoan tạo lỗ - Công đoạn cơ bản của kỹ thuật khoan cọc nhồi
Tùy yêu cầu của mỗi công trình, người ta sẽ sử dụng các loại máy khoan hoặc gầu khoan tạo lỗ phù hợp. Thợ điều khiển sẽ tiến hành khoan đất đến độ sâu thiết kế, đồng thời lấy đất hoặc mùn sau khi khoan từ đáy lên mặt đất. Nếu là kỹ thuật thi công khoan cọc nhồi sử dụng dung dịch giữ thành vách, thì khoan đến độ sâu nhất định thì phải bơm dung dịch bentonite vào giúp giữ thành hố khoan.
Bước 4: Làm sạch hố khoan - Công đoạn nhằm đảm bảo sự ổn định của cọc trong kỹ thuật khoan cọc nhồi
Hố khoan sau khi đã hình thành cơ bản, người ta sẽ tiến hành làm sạch hố. Lý do là trong quá trình thực hiện, đất đá, vật liệu xây dựng có thể rơi xuống hố, mùn khoan cũng có thể vẫn còn sót lại khá nhiều dưới hố. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, khả năng đứng vững và sự ổn định của cọc. Do đó, làm sạch hố khoan là bước rất quan trọng trong kỹ thuật thi công khoan cọc nhồi, trước khi tiến hành bước tiếp theo. Thông thường người ta sẽ sử dụng gầu để vét lắng đáy hố khoan. Hoặc nếu trời mưa, hố có nước thì phải hút sạch nước, không để đọng nước.
Bước 5: Lắp đặt, hạ lồng thép - Công đoạn tạo khung và đảm bảo độ vững chắc của cọc trong kỹ thuật khoan cọc nhồi
Lồng thép sẽ được lắp đặt trước tại bãi gia công. Hố khoan sau khi làm sạch thì sẽ cho hạ lồng xuống. Lồng thép có thể được lắp ghép từng lồng một xuống hố rồi tiến hành nối các lồng tiếp theo. Quá trình lắp ghép phải đảm bảo đúng các yêu cầu kỹ thuật.
Bước 6: Lắp đặt ống đổ bê tông - Bước nhỏ ảnh hưởng đến chất lượng của cọc bê tông trong kỹ thuật khoan cọc nhồi
Ống đổ bê tông (hay còn gọi là ống Tremie), là một đường ống được ghép nối với nhau bằng ren, hoàn toàn kín khít. Chiều dài ống được nối sao cho phù hợp với chiều sâu hố khoan, đồng thời đảm bảo trong quá trình đổ bê tông, ống luôn ngập trong bê tông một đoạn dài từ 1,5-2m. Điều này nhằm đảm bảo lớp bê tông mới không bị lẫn bùn đất (phần bùn đất khi được bơm dung dịch bentonite vào sẽ nổi lên trên và dâng dần lên mặt đất).
Bước 7: Thổi rửa lắng đáy cọc - Bước làm sạch lần 2 cần thiết trong kỹ thuật khoan cọc nhồi
Sau khi lắp đặt ống đổ bê tông, người ta cần tiến hành thổi rửa lắng đáy cọc một lần nữa, bằng cách luồn vào ống đổ bê tông hệ thống ống thổi rửa. Sau đó sẽ tiến hành bơm áp suất cao để thổi sạch mùn bùn dưới đáy. Hút đến khi lấy mẫu nước xét nghiệm mà độ sạch đạt theo yêu cầu mới được nghiệm thu.
Bước 8: Đổ bê tông - Bước quan trọng quyết định chất lượng cọc trong kỹ thuật khoan cọc nhồi
Đáy cọc sau khi đã được thổi rửa sạch hoàn toàn sẽ cho tiến hành đổ bê tông. Đây là bước quan trọng nhất trong kỹ thuật thi công khoan cọc nhồi, quyết định đến chất lượng cọc, vì vậy phải chuẩn bị kỹ, giám sát chặt chẽ và quá trình thực hiện đảm bảo các yếu tố về kỹ thuật. Thông thường, nếu mặt bằng công trình rộng rãi, xe cơ giới đi lại được thì có thể sử dụng phương pháp đổ bê tông trực tiếp từ xe bồn vào phễu đổ bê tông. Nếu điều kiện mặt bằng không cho phép thì người ta có thể sử dụng phương pháp bơm tĩnh hoặc bơm động.
Bước 9: Rút ống vách - Bước quan trọng cuối cùng trong kỹ thuật khoan cọc nhồi
Sau khi bê tông keo lại đến một mức nhất định, người ta sẽ tiến hành rút ống vách lên. Nguyên tắc để rút ống vách là không để bê tông đông cứng quá mới tiến hành rút. Cần rút khi bê tông vẫn còn độ mềm linh động, nếu không có thể khi kéo ống vách thì cả bê tông cũng sẽ bị nâng lên.
Trên đây là quy trình kỹ thuật khoan cọc nhồi cơ bản với 9 bước. Có thể thấy khoan cọc nhồi là phương pháp khá phức tạp, đòi hỏi sự kỳ công, tỉ mỉ. Tùy từng đơn vị thi công mà các công đoạn có thể được rút bớt hoặc một vài công đoạn sẽ được làm một cách sơ sài. tuy nhiên, một công trình thực sự đảm bảo chất lượng thì phải xem bất kỳ công đoạn nào trong 9 bước kể trên đều quan trọng và phải thực hiện kỹ lưỡng.
Với gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây lắp, Công ty Cổ phần Xây dựng và Xử lý nền móng Quân Vương luôn luôn đảm bảo các bước thi công khoan cọc nhồi phải chặt chẽ, đúng quy trình nhằm mang tới chất lượng tốt và độ an toàn cao nhất cho mọi công trình.
Báo giá thi công kỹ thuật khoan cọc nhồi cần đảm bảo đúng theo yêu cầu thiết kế
Hãy liên hệ với chúng tôi nếu quý khách muốn kỹ thuật thi công khoan cọc nhồi ở hạng mục công trình của mình luôn đảm bảo chất lượng cao nhất.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ XỬ LÝ NỀN MÓNG QUÂN VƯƠNG
ĐỊA CHỈ TRỤ SỞ CHÍNH:
Số 406 - A8 - Phương Mai - Phường Kim Liên - Quận Đống Đa - Hà Nội.
ĐỊA CHỈ VĂN PHÒNG:
Số 48, ngõ 102 Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội
MIỀN BẮC:
0971. 94.3989 - 0946.72.1323
MIỀN TRUNG:
0971.94.3989– 0946.72.1323
MIỀN NAM:
0971.94.3989– 0946.72.1323
Dự án đã thực hiện
khoancocnhoiquanvuong
Thứ Năm, 23 Tháng Hai 2023
khoancocnhoiquanvuong
Thứ Năm, 23 Tháng Hai 2023
khoancocnhoiquanvuong
Thứ Năm, 23 Tháng Hai 2023